Tên tuổi Bệnh viện Việt Đức

GS Tôn Thất Tùng

Bài chi tiết: Tôn Thất Tùng

Năm 1954, GS Tôn Thất Tùng được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện Việt Đức và Chủ nhiệm bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội. Trong suốt gần 30 năm đảm nhiệm những cương vị này, ông đã đào tạo được nhiều thế hệ bác sĩ Ngoại khoa tài năng và tâm huyết, xây dựng phong cách làm việc khoa học và nghiêm túc, hết lòng vì bệnh nhân.[cần dẫn nguồn]

Ông là một trong số những nhà giáo được phong Giáo sư đầu tiên của Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Ông được nhận danh hiệu Anh hùng lao động (1962) và nhiều huân chương cao quý khác. Ông được phong chức danh Viện sĩ bởi nhiều Viện hàn Lâm lớn trên thế giới như: Viện Hàn lâm Y học Liên Xô (cũ), Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pari...[cần dẫn nguồn]

Để ghi nhớ công lao to lớn của GS Tôn Thất Tùng, năm 2000, Bộ Y tế đã quyết định thành lập một giải thưởng khoa học mang tên ông để trao tặng cho các nhà phẫu thuật có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ các thầy thuốc ngoại khoa đặc biệt là các bác sĩ trẻ cống hiến tài năng và sức lực xây dựng nền y học nước nhà ngày một phát triển.[cần dẫn nguồn] Lễ trao thưởng được tổ chức hàng năm vào ngày sinh của GS Tôn Thất Tùng, 7/5.[cần dẫn nguồn]

Tại bệnh viện Việt Đức, một phòng lưu niệm đã được thành lập để lưu giữ những di sản, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông.[cần dẫn nguồn] Phòng lưu niệm được xây dựng bên cạnh Khu nhà Mổ nơi học trò và đồng nghiệp của ông vẫn ngày đêm miệt mài kế tục sự nghiệp mà ông đã dày công vun đắp. Hiện nay phòng lưu niệm này trở thành phòng lưu niệm chung của ông và con trai là PGS Tôn Thất Bách đã đột ngột qua đời vì bệnh tim mạch.[cần dẫn nguồn]

Tại trường Đại học Y Hà Nội, các bức ảnh của ông được phóng to và treo ở những vị trí trang trọng nhất trong Đại sảnh nhà hiệu bộ và phòng đọc Thư viện.[cần dẫn nguồn] Tên của ông cũng được đặt cho con đường chạy trước trường đại học này.

Và những tên tuổi lớn

Nhiều tên tuổi lớn của y học Việt Nam đã từng gắn bó với bệnh viện Việt Đức trong quá trình giảng dạy, học tập cũng như công tác: